Ưu đãi Đăng ký học

Mẹo đạt điểm cao môn tiếng Anh kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia

Học sinh cần nắm vững kiến thức theo cấu trúc đề thi tham khảo Bộ Giáo dục và Đào tạo đồng thời phân bổ thời gian ôn tập hợp lý.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia tổng hợp kiến thức của 12 năm học đồng thời cũng là tiêu chuẩn để tuyển chọn vào các trường đại học và cao đẳng. Dựa vào đề thi tham khảo môn tiếng Anh kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố ngày 31/3, có thể nhận thấy cấu trúc đề thi năm nay không khác nhiều so với năm 2020.
Cấu trúc đề thi
Nắm chắc cấu trúc đề thi là bước quan trọng trong giai đoạn chuẩn bị, giúp phân bổ thời gian ôn luyện hiệu quả.
– Câu hỏi phát âm (Pronunciation) – 2 câu
– Câu hỏi trọng âm (Primary stress) – 2 câu
– Câu hỏi từ vựng và ngữ pháp – 19 câu
– Câu hỏi về giao tiếp – 2 câu
– Điền từ vào chỗ trống – 5 câu
– Đọc hiểu – 12 câu
– Tìm lỗi sai – 3 câu
– Chọn câu có nghĩa tương đồng – 3 câu
– Câu hỏi nối câu – 2 câu
 
Bài điền từ vào chỗ trống trong đề thi tham khảo Kỳ thi THPTQuốc gia 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Mẹo làm hai dạng bài chiếm phần lớn điểm trong đề thi
Dạng bài kiểm tra từ vựng, ngữ pháp và khả năng đọc hiểu là những bài quan trọng trong bài thi TOEIC (Part 5 và Part 7 Reading). Đây cũng là dạng bài chiếm số điểm nhiều nhất trong đề thi tốt nghiệp THPT.
Với câu hỏi về từ vựng và ngữ pháp, bà Nguyễn Thị Hoa, cố vấn học thuật Anh Ngữ Ms Hoa chia sẻ: “Để làm chủ phần này, học sinh cần nắm vững các cấu trúc cơ bản (công thức, dầu hiệu nhận biết…) và nâng cao (nếu muốn dành điểm cao để ứng tuyển các trường đại học) trong tiếng Anh, đồng thời cũng cần có vốn từ vựng đủ rộng”.
Những chủ điểm ngữ pháp quan trọng bao gồm: Sự hòa hợp giữa chủ ngữ – động từ; thì động từ, dạng động từ; mệnh đề quan hệ – mệnh đề quan hệ rút gọn; so sánh hơn, so sánh bằng, so sánh nhất, so sánh kép; mạo từ A/ An/ The; câu ước, câu điều kiện, câu trực tiếp – gián tiếp; câu hỏi đuôi… Trong dạng bài này, câu hỏi trực tiếp về từ vựng – từ đồng nghĩa và trái nghĩa cũng là một phần chắc chắn có trong bài thi.
Để làm được phần này học sinh cần hệ thống hóa từ vựng bằng cách lập từ điển cá nhân để quản lý từ hiệu quả. Tuy nhiên hoạt động này mất nhiều thời gian và cần làm càng sớm càng tốt. Trong trường hợp thời gian nước rút như hiện tại, các em có thể tham khảo thêm từ điển Thesaurus để hệ thống nhanh nhất.
Phần từ vựng và ngữ pháp trong đề thi tham khảo.
Bài đọc hiểu là phần dài nhất và thí sinh phải đầu tư nhiều thời gian để hoàn thành. Trong khi các câu hỏi bài đọc đầu tiên khá dễ với những đáp án nằm trong nội dung bài để học sinh dễ dàng tìm thấy thì bài đọc thứ hai khó hơn và mang tính phân loại hơn, yêu cầu các em vừa đọc vừa kết hợp suy luận để đoán được nội dung và tìm ra đáp án.
Ms Hoa đưa một vài mẹo làm bài đọc hiểu cho học sinh: “Các bài đọc hiểu trong thi THPT Quốc gia thường có câu hỏi đầu về “topic” – chủ đề, “main idea” – ý chính hoặc “best title” – tiêu đề. Với loại câu hỏi này, các em có thể tập trung tìm ý chính ở đoạn mở đầu hay đoạn kết bài là đoạn giới thiệu và tổng kết ý chính của toàn bài. Ngoài ra các em có thể để câu này sau khi xử lý các câu hỏi khác của bài đọc và hiểu nội dung bài chuẩn xác. Với các câu hỏi “Not true”, “Not mentioned” các em có thể dùng phương pháp loại trừ để tìm ra ý sai hoặc không được đề cập trong bài đọc.”
Mẹo ôn luyện tiếng Anh hiệu quả
Theo Ms Hoa, trong giai đoạn này, học sinh buộc phải nắm vững các kiến thức theo cấu trúc đề thi tham khảo Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra đồng thời xác định rõ mục tiêu cần đạt được của môn tiếng Anh dựa trên năng lực của bản thân và khối thi lựa chọn”.
– Hiểu rõ năng lực bản thân: Học sinh cần dựa vào khối thi đã lựa chọn và xác định năng lực của bản thân, phần kiến thức còn thiếu và yếu để vạch ra hướng ôn luyện hợp lý và hiệu quả.
– Hệ thống lại kiến thức: Phân loại được các kiến thức cần thiết, kiến thức cần bồi đắp sẽ giúp học sinh thiết lập được đề cương ôn tập đúng trọng tâm, không lan man, quá tải.
– Phân bổ thời gian ôn tập hợp lý: Tiếng Anh không phải môn thi duy nhất nên thời gian còn lại cần được phân bổ khoa học. Nên dành ra ít nhất 1-2 tiếng vào các buổi sáng, để học từ mới, ôn lại ngữ pháp (vì đây là thời gian các em tỉnh táo, học dễ nhớ nhất) và dành thời gian từ 14h30 – 15h30 để luyện đề (ưu tiên các dạng đề THPT Quốc gia năm trước đó) để làm quen với nhịp sinh học, thời gian làm bài thi và tư duy đúng thời điểm.
Theo VnExpress

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button